Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Nhà của Folise. Thu Jun 17, 2010 6:45 pm
Mưa rồi ... Nhớ một chiều mưa tại Osaka ...
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Thu Jun 17, 2010 6:48 pm
Yêu chính bản thân mình ...
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Thu Jun 17, 2010 6:55 pm
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Thu Jun 17, 2010 7:36 pm
Trích dẫn :
Ngày đầu tiên về làm dâu của một gia đình Hà Nội cổ, trong một căn nhà cũng thuộc diện cổ nhất Hà Nội, tôi không bao giờ nghĩ cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ của mình lại nhiều gập ghềnh, trắc trở đến như vậy. Những cay đắng của riêng mình, tôi chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ có thể trải lòng được với ai. Mình mình biết, mình mình hay, mình mình ngậm ngùi khóc, mình mình nghẹn ngào cười. Chỉ tôi và căn nhà biết điều ấy.
Căn nhà phố cổ nơi tôi sống gần như vẫn giữ được nguyên vẹn dáng vóc ban đầu. Vẫn rui mè, cột gỗ, mái ngói âm dương, hoành phi câu đối. Sàn gỗ cũ lại được mẹ chồng và chị em dâu chúng tôi chăm chỉ lau nhà giờ đã bong hết véc-ni, và nhẵn bóng theo thời gian. Sàn gỗ này bác cả, bác hai, bác ba rồi bố Bống đã lăn lê, bò toài; rồi đến các chị, các anh và Bống. Tôi còn nhớ từng khe gỗ nơi tôi bò toài với bụng chửa vượt mặt để dùng que kem khều đất cán bám vào đó. Ôi mẹ chồng sạch sẽ đến lẩm cẩm.
Nhà phố cổ với vô số đồ cổ: sàn gỗ, cột gỗ, rui mè gỗ, mái ngói âm dương, hoành phi câu đối, cái gì cũng cổ. Chum nước cổ, chậu hoa cổ, bát đũa cổ, không thiếu thứ có niên đại 100 - 200 năm. Trong khung cảnh toàn đồ cổ, đến người cũng cổ ấy (bố chồng 70 tuổi, mẹ chồng 60 tuổi, anh cả chồng 42 tuổi, anh hai chồng 40 tuổi, chị thứ 3 cũng đã 37 tuổi), với những nếp nghĩ, quan điểm sống và cách sống quá cũ kỹ ấy, nàng dâu hiện đại 25 tuổi với váy ngắn, tóc nhuộm, giày cao gót là tôi dường như lạc lõng. Mà lạc lõng nhất là cách sống, cách quan tâm đến cuộc sống. Tôi với tính cách tuổi trẻ và cá tính sôi nổi, cộng thêm đặc trưng nghề nghiệp dường như chẳng có gì hòa hợp với căn nhà cổ lỗ và những con người cổ lỗ ấy. Nhất là khi bên cạnh tôi là một người chồng tuổi còn trẻ nhưng đã chịu ảnh hưởng quá nhiều của cách sống cổ nơi nhà phố cổ.
Một cuộc sống khó khăn bắt đầu!
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Thu Jun 17, 2010 7:36 pm
Trích dẫn :
Những năm tháng đầu làm dâu thật vất vả! Sáng sáng dậy từ 5h30 (phải dậy trước mẹ chồng, chị chồng và chị dâu cả). Đun nước, rửa ấm chén, quét nhà. Chỉ có từng ấy việc nhưng 2 chị em dâu tranh nhau làm, vì sợ mẹ chồng và chị chồng mắng. Chuyện ăn uống của cả nhà đã có mẹ chồng lo. Hàng ngày thực đơn thường xuyên là thịt kho lõng bõng nước và canh rau muống, 0,5 kg thịt cho 2 bữa cơm ở một đại gia đình 7 người (khi ấy mới có Bông, chưa có Bống và Phú). Sáng thì ăn mì cân, bánh đa hoặc cơm nguội. Ngày nghỉ, ngày lễ thì bữa ăn tươi thường xuyên là bún chả: 5 lạng thịt, 3 cân bún, quạt khói mù trời. Cỗ bàn thì quanh đi mực khô xào su hào, quẩn lại món hạnh nhân. đây là những món ăn rất cổ của Hà Nội mà bây giờ có lẽ chẳng mấy người biết làm. Ăn một hai lần thì ngon, nhưng chao ôi nghĩ đến chế biến thì ngán đến tận cổ. Mực khô rửa sạch, ngâm cho mềm, lạng mỏng rồi thái chỉ. Su hào cũng thái nhỏ biến như mực. Còn hạnh nhân bao giờ cũng có su hào, cà rốt, thịt thăn thái nhỏ bằng hạt lạc, rang lên rồi xào với lạc rang. Mình vốn vụng, lại chậm, nên suốt đời chỉ làm đầu sai. Mà cứ phải quanh quẩn bên cạnh mẹ chồng, dù chẳng có việc gì để làm, nhưng không ở đấy thì chắc sẽ nhận được những "bài ca không bao giờ quên".
Nhớ có một hôm mình mệt không ngủ được nên dậy muộn. Sáng ra bố chồng, mẹ chồng, cả nhà chồng đã dậy. Mình cứ yên chí là có người rửa hộ bộ cốc. Không ngờ mẹ chồng gióng giả: "Ở nhà tao như thế là tao lót lá dắt tay ra khỏi cửa đấy". Còn bố chồng gọi chồng ra nhắc nhở, và chồng lại hậm hực nhắc nhở mình.
Tủi thân, nước mắt rơi thấm ướt sàn gỗ cổ.
Nozomi Sasaki
Tổng số bài gửi : 2179 Join date : 22/05/2010
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Thu Jun 17, 2010 8:59 pm
Nhà của 2 đứa mình chứ bé yêu x*:*:*:*
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Fri Jun 18, 2010 12:11 pm
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sat Jun 19, 2010 5:45 pm
Càng dài em càng yêu anh.
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sat Jun 19, 2010 5:50 pm
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sat Jun 19, 2010 6:39 pm
Nozomi Sasaki
Tổng số bài gửi : 2179 Join date : 22/05/2010
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sat Jun 19, 2010 7:13 pm
Được sửa bởi Nozomi Sasaki ngày Sat Jun 19, 2010 11:23 pm; sửa lần 1.
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sat Jun 19, 2010 10:12 pm
Tôi nhớ lần mắt hai đứa gặp nhau, Nhưng tôi chẳng nói gì, Chỉ cùng em đứng vậy... Và bây giờ những lời chưa nói ấy Như con thuyền chao sóng biển lòng tôi.
Tôi biết bây giờ chẳng thể đi đâu Để trốn khỏi những lời chưa nói ấy. Tôi thấy chúng trong hoa, Trong vầng dương mới dậy, Trong gió mang về trả sóng biển lòng tôi Những lời chưa nói ấy.
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sat Jun 19, 2010 11:31 pm
I am Superman...
Tổng số bài gửi : 1079 Join date : 15/05/2010 Đến từ : BÃI RÁC THÀNH CÔNG !!!!!!!!!!!!!!
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 12:50 am
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 12:53 am
^ Khiêu hay ko tùy cảm nhận của mỗi người. Một khi đã ghét rồi thì có như thiên thần thì cũng là ác quỷ cả thôi.
I am Superman...
Tổng số bài gửi : 1079 Join date : 15/05/2010 Đến từ : BÃI RÁC THÀNH CÔNG !!!!!!!!!!!!!!
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:06 am
Giống SNSD ha...
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:11 am
^ Có thể là như thế đối với tụi AFS.
I am Superman...
Tổng số bài gửi : 1079 Join date : 15/05/2010 Đến từ : BÃI RÁC THÀNH CÔNG !!!!!!!!!!!!!!
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:17 am
Uầy, thức xem World Cup hả?
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:20 am
Ko anh thức làm dự án. 26 này nộp dự án cho thầy, chứ dạo này đang ghét WC.
I am Superman...
Tổng số bài gửi : 1079 Join date : 15/05/2010 Đến từ : BÃI RÁC THÀNH CÔNG !!!!!!!!!!!!!!
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:27 am
Khổ nhỉ...
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:31 am
Cũng bình thường thôi :). Mà khổ nhưng vẫn thấy vui, vui vì sau này mình ra trường thì có thể giúp ích cho tổ quốc, dù là chút ít :).
I am Superman...
Tổng số bài gửi : 1079 Join date : 15/05/2010 Đến từ : BÃI RÁC THÀNH CÔNG !!!!!!!!!!!!!!
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:37 am
Chẹp, niềm vui lớn lao, ước mơ cao cả...
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:41 am
Cũng chả cao cả đâu, nhưng thấy mình hơn cái bọn Vẹo làm tổn hại đến danh dự tổ quốc, hạ thấp giá trị người con gái Việt là thấy có ích, thấy vui rồi :)
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 1:43 am
Chắc là mấy bạn fan K-pop chả bh nghe cái thể loại này. :|
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 12:12 pm
Muốn để kiểu tóc trong Avatar ghê .
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 12:15 pm
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 2:45 pm
Sempai !
Tổng số bài gửi : 1562 Join date : 29/05/2010 Age : 113
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 2:45 pm
Nozomi Sasaki
Tổng số bài gửi : 2179 Join date : 22/05/2010
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 5:17 pm
Bé yêu, ko đổi nhà nữa nhé, đây là tổ của đôi chim bồ câu chúng mình mà x
Nozomi Sasaki
Tổng số bài gửi : 2179 Join date : 22/05/2010
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 5:30 pm
Đám cưới nhà binh x:x.
I am Superman...
Tổng số bài gửi : 1079 Join date : 15/05/2010 Đến từ : BÃI RÁC THÀNH CÔNG !!!!!!!!!!!!!!
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Sun Jun 20, 2010 5:50 pm
chúc mừng đám cưới vui vẻ!!!!!!!!!!!!!!!!
Nozomi Sasaki
Tổng số bài gửi : 2179 Join date : 22/05/2010
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 6:24 pm
....
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 6:53 pm
Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai (Copyright sleepdriver otofun.net)
Lời giới thiệu
Một chuyến đi dài. Bộn bề, ngổn ngang và lâng lâng những cảm xúc. Đúng cả nghĩa bóng và nghĩa đen khi đến giờ thấy mình vẫn còn bồng bềnh như trên sóng. Lính hải quân người ta gọi cảm giác ấy là Say đất. Nhưng có lẽ mình đã Say sóng, giờ Say đất và sẽ còn Say mãi cái tình của những gương mặt đã gặp; dù ngắn ngủi nhưng như đã trở thành bằng hữu tâm giao. Ấy, không chỉ đơn thuần là cái Tình của những người bạn hữu duyên mà còn lớn hơn nữa; đó là cái Tình của những người con Việt đối với giang sơn cẩm tú. Vâng, đã từng có mặt trên những con tầu ở Biển Bắc, Đại Tây dương, Địa Trung Hải, lần này tôi mới có một hải trình trên biển lớn của Tổ quốc cùng một con tầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam oai hùng ... để đi về phía Ban Mai của tổ quốc: Về Trường Sa. Cảm xúc đến ào ạt quá, mãnh liệt quá; đặc biệt lại đúng vào những ngày tháng kỷ niệm chiến thắng của cả dân tộc nên quả nhiên rất khó để hệ thống lại ghi chép một cách bài bản, dẫn dắt câu chuyện có bài vở, lớp lang. Chỉ biết rằng, cho dù không thể đưa gia đình nhỏ bé đi xem bắn pháo hoa tối 30/4, hay duỗi dài người dưới nắng vàng, biển xanh của một resort nào đó cùng ly Margarita lạnh quắn môi (hic, và dấu đôi mắt "khả nghi" sau cặp kính đen để dõi theo những cô gái chân dài, mắt ướt ... tả thế cho nó hiện thực nhỉ) thì kỳ nghỉ này chắc chắn sẽ mãi sẽ là "kỳ nghỉ" có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Không có bức ảnh nào xứng đáng hơn để đưa vào lời giới thiệu như tấm poster này - tấm poster có mặt trên mọi con tầu, mọi căn cứ cũng như trong mọi con tim của tất cả những người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam
(Ghi chú: Lẽ ra tôi định không viết thêm những dòng này nhưng ngẫm ra không thừa. Nội dung và tư liệu ảnh cho bài viết ký sự này đã được chọn lọc và chỉnh sửa rất kỹ càng để tuân thủ đúng các qui định thông tin của đoàn công tác. Mục đích của ký sự này là nhằm chia sẻ những trải nghiệm về Trường Sa với đất liền cũng như để những người chưa được đến Trường Sa hiểu thêm được phần nào - càng nhiều càng tốt - về cuộc sống của những người lính, người dân biển đảo một cách chân thực nhất. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm nếu có các vi phạm qui định thông tin trong phần trình bày của mình. Đối với các comments không phù hợp - xin nhờ Min, Mod giúp đỡ ; tuy nhiên, tôi sẽ không chịu trách nhiệm. Xin cám ơn các bạn đã quan tâm).
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 6:54 pm
Lên đường: Mỗi lần quay lại Sài Gòn đều muốn trèo lên cao cao một chút, phóng tầm mắt ra xa. Có thế mới chứng kiến được sự nảy nở đến từng ngày, từng giờ của thành phố.
Những khối nhà, những tay cẩu ken kín chân trời
Đường phố cờ hoa luôn tấp nập không chỉ trong Tết thống nhất ... Sài Gòn đẹp quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi ...
Sài Gòn hôm nay còn có cả những du thuyền xa xỉ cùa lớp thượng lưu ... không giống như con tầu đưa các anh ra biển Lớn
Có chăng, nét thân thuộc cũ chính là những con phà bến Thủ Thiêm A vẫn cần mẫn hàng ngày nối liền giao thông hai bờ sông Sài Gòn trong khi chờ đợi thời điểm kết thúc sứ mệnh lịch sử. Có lẽ thời khắc ấy cũng không còn xa khi thành phố đã có vô số những cây cầu và sắp tới là cả con đường ngầm rộng thênh thênh ...
Vài bước loanh quanh lại thấy mình đang đứng trước nơi đã từng là Givral Cafe. Thẫn thờ vác máy ảnh về tay không vì mong muốn 1 lần nữa được ngồi ở Givral để chứng kiến nhịp đời Sài Gòn đã không thể thành hiện thực. Buồn. Có lẽ ở góc phố đó rồi sẽ có 1 Givral mới ... nhưng chắc cảm xúc sẽ chẳng được cũ kỹ như xưa. Nên chăng tôi phải thay đổi chính mình ... Tiễn chân chúng tôi đi về phía Ban Mai Tổ quốc có nắng sớm Sài Gòn. Một buổi sớm mai như bao buổi sớm mai. Tiếng động cơ xe, tiếng rao quà sáng và có cả tiếng chim hót bình yên ở trên cao. Không khí cập rập trước phút lên đường làm tôi như sống lại những ngày xếp bút nghiên lên đường làm nghĩa vụ đời trai một năm nào đó ...
Màu trắng áo lính thủy như trắng hơn trong nắng sớm. Và phía ngoài kia, biển xanh đang vẫy gọi. Tôi thấy mình như ghen tỵ với các anh ... bởi tôi không có vinh dự được đứng trong hàng ngũ ấy ...
Tiễn chúng tôi không chỉ có những hàng quân uy vũ, có cả những nụ cười ...
Và những ánh mắt xa xăm của những người em gái hải quân
Cô bé nhà bên ... Có ai ngờ ... Cũng đi vào lính thủy
Con tầu của chúng tôi rúc lên 3 hồi còi dài âm âm chào cảng, chào những người đồng chí và hướng mũi về phía biển khơi ...
Kẻ ở, người đi. Trăm lần như một, cuộc chia tay nào hướng về nơi ấy cũng bịn rịn và đầy ý nghĩa.
Hải cảng và những con tầu đang dần lùi lại để chúng tôi đến với cực Đông, nơi đón những ánh ban mai đầu tiên Tổ quốc
Sóng nước sông Sài Gòn cũng tiễn bước chúng tôi ...
Nhịp sống lao động vẫn cứ tiếp diễn như hằng ngày vẫn thế ...
Tầu chúng tôi đi qua Cần Giờ, nơi xưa kia đã từng là căn cứ nổi tiếng của lực lượng đặc công rừng Sác. Có đi qua mới thấu hiểu sao người ta đã từng nói "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Từng rễ cây sú, cây vẹt, cây được ken chặt lấy nhau ... Che chở cho các anh còn có cả lòng dân nữa
Có lẽ cũng đã lâu lắm rồi tôi mới được hưởng lại cảnh sông nước Nam Bộ như vậy ... Sảng khoái từ trong ra ngoài
Văng vẳng đâu đây một giọng hò sông nước ... Thói đời, cứ cái gì văng vẳng, xa xa thì nghe lại càng hay ...
Xây nhà kiên cố để nuôi yến hoang dã đang là một nghề phát triển nơi đây. Tiếng chim yến mồi được phát ra loa nghe rất vui tai ... Có lẽ phải vào tận nơi để tìm hiểu cặn kẽ trong một chuyến đi khác ... "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" - Chuẩn.
[
Một con tầu cao tốc rẽ sóng chạy ngược về phía Sài Thành hoa lệ ...
Mô hình được nhân rộng, chắc phải có thu nhập tốt ... Sao chim yến lại thích về đây? Phải chăng, "đất lành chim đậu"
Thấm thoắt, tầu đã ra cần đến Cấp (Vũng Tầu, cách gọi của người Sài Gòn xưa). Sóng, gió bắt đầu lớn hơn. Con tầu của chúng tôi với lượng dãn nước hơn 1.000 tấn vẫn cứ miệt mài đè sóng hướng thẳng khơi xa
Biển khơi giờ đây đã thành một màu tím thẫm; không còn màu xanh lá như phía cửa sông. Lúc này mới hiểu sao bộ binh phục hải quân lại mang màu trắng và tím thẫm ...
Mũi tầu trực chỉ biển xa ...
Một con tầu "Made in Vietnam" với 16 năm phục vụ trong quân ngũ (có lẽ máy thì nhập của nước ngoài). Nếu ngày hạ thủy coi như chiếc tầu này được phong quân hàm thiếu úy chỉ huy thì năm nay cũng đã đến niên hạn phong trung tá. Nghe đâu, tầu Hoa Sen cũng đã chuyển về cho Hải quân quản lý ... nếu vậy, chắc anh em Hải quân đi công tác sẽ đỡ vất vả hơn nhiều đó
Boong cứu sinh (cũng là hội trường lớn ngoài trời nơi diễn ra mọi sự kiện trên tầu)
Từ mũi tầu nhìn lại boong cứu sinh và khoang lái (kabin thuyền trưởng)
Cánh tay cẩu để hạ cano
Khoang lái với những sĩ quan hải quân rất trẻ nhưng mang trong mình một tình yêu biển ...
Hành lang dọc tầu dẫn đến phòng ăn chính của tầu (hai bên là các dãy phòng với 8 giường/phòng = 4 giường tầng). Nội thất bài trí từa tựa tầu Thống Nhất Bắc Nam; có cả điều hòa.
Sóng trào cấp 3. Mấy hành khách trẻ lúc đầu giờ còn ra trước mũi tầu thử cảm giác giang cánh của Titanic nay đã lui xuống phòng để lấy lại thăng bằng cho cái tiền đình thành thị. Một số đã phụ lòng Tổ phục vụ hậu cần trên tầu mà bỏ mất bữa cơm nặng tình lính biển hết lòng chiều khách ... Cũng chẳng thiếu thứ gì so với đất liền
Thân tầu lắc, nhồi theo hình tròn (kiểu dao động như mũi khoan vậy). Đầu hơi biêng biêng và dạ dày thực sự có cảm giác quặn lại, khan và nôn nao trên cổ. Vẫn cố giữ tư thế cựu binh mà và lấy 2 lưng cơm + nước rau để làm vui lòng anh em chiến hữu. Như thấu hiểu, Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, phó Chính ủy Hải quân cười rất hiền và nói với anh em dân sự theo đoàn: Với Hải quân thì sóng cấp 3 chưa được tính sóng đâu ...
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 7:39 pm
Trường Sa lớn - Thủ đô đảo nổi
Cuối cùng, sau gần 50 tiếng lênh đênh, còn chưa tỉnh hẳn sau bữa rượu tối chào nhau làm quen (lính thủy cũng thẹn gớm, phải đợi đến tối thứ hai mới hiểu nhau một cách chừng mực được), tôi cũng nghe tiếng gọi nhau í ới, tiếng bước chân thình thịch trên boong ... rồi các anh chị em trong đoàn cũng rậm rịch lấy đồ lề hòm xiểng. Tới Trường Sa Lớn rồi - Thủ đô đảo nổi.
Từ cầu cảng nhìn ra phía biển ...
Nói thực là nhìn thấy đảo mà cảm động rưng rưng (hay là bản thân mình mong manh dễ vỡ) ... Biết bao lần đọc báo, nghe đài, xem TV ... đến hôm nay mới đặt được chân lên đảo. Bước chân đầu sao rón ra rón rén. Mé phải của đảo Lớn ...
Đây cũng là đảo được kiên cố hóa nhiều nhất, nhiều công trình nhất trong quần đảo Trường Sa. Mé trái đảo Lớn ...
À, rón ra rón rén vì cứ ngỡ đang mơ ...
Và kia rồi cột mốc chủ quyền, hiên ngang sừng sững ở vị trí trung tâm đảo. Trời nắng chang chang như đổ lửa, giữa đường băng nóng như chảo rang mà anh em chúng tôi trong đoàn, bất kể quân, dân, thân, sơ, phật, lương đều đứng sát bên nhau mà ngắm mãi lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật trên nền trời xanh biếc ...
Máu chạy trong huyết quản rần rật, cứ ngây cả người ra mà chẳng biết nói nên lời ...
Một cách thật bản năng, trong đầu tôi văng vẳng mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt năm nào ...
Nam Quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Cũng có những hàng quân đón tiếp chúng tôi nhưng không khí sao chộn rộn, ấm áp tình người ...
Khoái nhất là ku cậu này, được "con xế chạy cơm" từ đất liền gửi ra đón tận cầu cảng luôn ... mảng vui quên cả xếp hàng ... Chợt bỗng nghĩ đến, lâu lắm rồi không thấy đứa trẻ nào mong ước lớn lên đi làm lính thủy cả ... Chẹp, trẻ con bây giờ chỉ thích làm CEO, làm IT ... Âu cũng là thời cuộc phỏng ạ?
Những công dân trên đảo cũng xúng xính quần áo ra đón đoàn chúng tôi. Tôi biết họ vui thật lòng chứ không chỉ vì quay phim chụp ảnh ...
Nguyễn Đức Thiện, nhỏ con nhưng đĩnh đạc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa Lớn. Kỹ sư hóa thực phẩm nhưng không nề hà nhận nhiệm vụ công tác ngoài đảo xa ... Gương mặt rất lành và tươi ...
Thế rồi như chưa từng say sóng, nhóm văn công cứ thế đàn hát bập bùng ... ai có việc gì cứ làm, vừa làm vừa nghe ... Tiếng hát với cây ghi ta thùng giữa đảo xa sao mà giá trị đến thế ... Nó làm tôi nhớ lại ngày nào còn gõ ca cho đồng đội hát trên cao điểm sau buổi hành quân ...
Chỉ lính đảo xa mới có, cây đàn ghita một dây ... Chỉ lính đảo xa mới hát ... Át tiếng sóng, át tiếng gió ...
Trường Sa Lớn nhìn từ ngọn hải đăng xuống cũng không khác gì một làng quê nào đó trên Tổ quốc Việt Nam hình chữ S. Những mái ngói đỏ chen lẫn với một màu xanh mướt của vườn đu đủ, cây tra, cây phong ba ...
Một doi cát bên Trường Sa Lớn
Đu đủ trên đảo sai kĩu kịt, vào mùa có thể thu hoạch cả chục tấn, quân dân ăn không hết. Xanh xanh thì để làm nộm, để xào. Chín thì ăn thật lực thêm vitamin. Vị ngọt, hơi mằn mặn nên càng đậm đà. Tôi gọi đó là Đu đủ biển.
Tiếng gà cục ta cục tác trưa hè ...
Tiếng trẻ ê a đọc bài ... Tôi lặng người đi khi thấy đề bài tập đọc: "Thắng biển". Vâng, những con người đang hàng giờ, hàng ngày thắng biển ...
Và những bông hoa tra vẫn trắng ...
Thời khắc trưa trôi thật khẽ, thật chậm ... kỳ lạ biết nhường nào khi đó lại chính là Trường Sa - nơi biển đảo tiền tiêu, nơi vẫn đứng hiên ngang đầu sóng ngọn gió, nơi được triệu triệu con tim Việt vẫn hằng trông ngóng, yêu thương ...
Chân dung người lính
Hôm nay, nhớ về Trường Sa, tôi muốn chia sẻ với anh em những điều gần gũi, giản dị nhất. Nói đến đời lính mà không cần có chữ "súng", nói về sự hy sinh mà không cần có từ "gian khổ". Ý tại ngôn ngoại, những gì những anh em ngoài đó đã và đang trải qua không thể nói hết bằng lời, đong đếm bằng vật chất ... Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa, người mà đoàn chúng tôi vẫn thân mật gọi là "Tướng quân" là một nhân vật trong câu chuyện của tôi. Ông có sự đường bệ, uy vũ của vị tướng
Sự khoan thai, nho nhã của một thầy giáo
[/url]
Giọng hát của một ca sĩ giọng nam trung
Và cái tình thân mật của một người cha, người chú, người anh.
Ít được tiếp chuyện với ông không phải vì ông quan cách đối với đám dân sự chúng tôi mà vì tự chúng tôi cảm thấy ông có nhiều việc cần lo lắng cho hơn 100 con người trong đoàn công tác. Dầu vậy, tôi vẫn nhớ mãi lời ông nói trong buổi đầu gặp mặt với chất giọng xứ Nghệ chậm, nhẹ nhưng rõ ràng. Nhẹ tênh như một chân lý: (đại ý) Hòa bình là điều vô cùng quý giá và đáng trân trọng. Sau bao năm chiến tranh, cả dân tộc ta luôn hướng về hòa bình để ổn định và xây dựng đất nước. Thế nhưng, chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng và tối thượng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đều sẵn sàng hy sinh một khi chủ quyền tối thượng ấy bị xâm phạm. Một nhà ngoại giao có thể chuyển tải thông điệp ấy theo một cách mềm mỏng và ẩn dụ hơn. Nhưng với người lính chân chính là vậy đó, từ anh binh nhất cho đến một vị tướng, khi Tổ quốc cần chỉ có sự hy sinh ... và đó là chân lý Cuộc đời chiến sĩ giản dị đẹp xiết bao, một chiếc ba lô, một khẩu súng trường, một ngôi sao trên mũ (hì, thiếu súng vì có khách, các chiến sĩ đã cho vào tủ súng khóa hai khóa đúng qui định rồi ạ)
Những cây kéo vàng trên đảo Trường Sa lớn; đã là lính thủy đánh bộ, quân dung càng phải ngời sáng; đặc biệt tinh nhuệ cơ mà
Thể dục thể thao rèn tay, luyện mắt
Chiến thuật luyện chính là đây chứ đâu nữa
Giờ nào việc nấy, đã có phân công, nhiệm vụ tăng gia vẫn phải làm cho tốt. Vì thế, gần đây, bộ đội trên Trường Sa Lớn đã không còn thiếu rau xanh
Rau trong nhà kính
Vài công trình điện, đường, trường trạm trên đảo ...
Điện mặt trời phát huy rất tốt ở Trường Sa (Điện gió cũng vậy, có điều chất lượng quạt và motor kém quá; hiện đang bị hỏng nhiều nên điện sinh hoạt chưa đủ đáp ứng 24/24 cho người dân và chiến sĩ)
Bên trong ngọn Hải đăng trên Trường Sa Lớn
Nhà khách Thủ đô, bộ mặt của đảo đối với các đoàn công tác
Sóng Viettel đã phủ gần hết các đảo trong quần đảo Trường Sa (thảng thoặc khi quá đông khách thì có rớt sóng nhưng nhìn chung là ok; nếu có USB EDGE vẫn vào được Internet). Vụ iPhone 3G 0 đồng thì dở thiệt chứ vụ này tôi xin vote cho Viettel 1 phiếu; dẫu sao thì cũng là bộ đội. Đầu thu kỹ thuật số bắt rất tốt trên tất cả các kênh ... (thiếu mỗi điện hic hic)
Một góc sân bóng chiều của các chiến sĩ
Luôn có tầu trực đảm bảo bên cạnh đảo
Tối đến, dù không rực rỡ được như đường Trần Phú - Nha Trang hay Nguyễn Tất Thành - Đà Nẵng nhưng Trường Sa Lớn cũng lung linh ánh điện dọc theo các lối đường bê tông (hi hi, cái này xin cáo lỗi quý anh em vì say quá, không bò dậy mà chụp nổi)
Không hề muốn vẽ vời nên một khung cảnh thiên đường xa với thực tế nhưng trên phương diện hải sản mà nói thì Trường Sa Lớn của chúng ta ăn đứt đất liền (dĩ tất ngẫu phỏng ạ?). Không phải lúc nào cũng bắt được cá to nhưng cá để hấp, làm gỏi uống rượu chơi chơi như vầy thì coi như ở ao nhà vớt được ... Tươi và ngon
Cá hồng, chắc thế, bác nào biết rõ hơn thì chỉ giáo
Cá bò
Và con này nữa
Rau càng cua và rau gì đó tôi đá quên mất tên sau bữa nhậu, ngai ngái thơm thơm, rất lạ lùng
Cá hấp cuốn bánh tráng
Bữa nhậu trưa tại một hộ dân trên đảo đã nối liền khoảng cách xa lạ ... câu chuyện cứ miên man ...
Khách VIP đến đảo
Khách VIP đến đảo, cả đảo đứng chờ hai bên đường băng ...
Xa xa rồi tới gần gần ...
Ngay ở trên đầu rồi, tiếng cánh quạt nghe phầm phập
Không chỉ một chiếc mà nguyên đôi chuồn chuồn đáp xuống Trường Sa Lớn
Trường Sa quả nhiên không còn xa nữa ... Khách đã xuống máy bay
[/url]
Thế rồi có những tiếng rít rất quen thuộc ào tới, tất cả chúng tôi trong giây phút đầu gần như chưa ai nhận thức được tiếng động phát ra từ đâu thì đã thấy "Xoẹt", "xoẹt" ngay trên đầu ... Vâng, khoảnh khắc rung rinh nhất của tôi chính là phút này ... Hai cánh én bạc của Không quân Nhân dân Việt Nam bất ngờ xuất hiện, nghiêng cánh uy dũng trên bầu trời Trường Sa Lớn ...
Như con trẻ, tôi nhảy cẫng gào lên khi tiếng động còn chưa dứt" "Su của quân ta đó". Ôi chao ôi, nghĩ lại bây giờ tôi vẫn còn thấy rung rinh ... Biển rất xanh và bầu trời cao trong ... Có gì hơn nữa khi thấy những cánh bay trên vùng chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Một sĩ quan không quân nói với tôi đây là phi đội bay hộ tống trực thăng đồng thời để thị uy trên vùng chủ quyền biển đảo ... Hai chiếc Su - 22
Còn lời gì để nói trong giây phút ấy ...
Hai chiếc Su 22 lượn qua đảo 3 vòng, vòng cuối cùng rất thấp ... Do không phải đôn đáo cho nghi lễ tiếp đón, gần như tôi là người duy nhất chụp ảnh được những cánh bay của Không Quân Nhân dân Việt Nam vào thời khắc ấy
Những đôi cánh bạc vần vũ trên bầu trời Trường Sa Lớn như muốn nói: Này anh em Hải quân Nhân dân, các anh không đơn độc trên biển bao la; trên bầu trời cao xanh, còn luôn có chúng tôi, những cánh bay sẵn sàng chia lửa cùng các anh. Khi các anh cần, chỉ chốc lát chúng tôi có mặt ...
Anh em Không quân bay cũng ngọt lắm. Từng chứng kiến phi công NATO bay diễn tập; đã từng đi AN 24; AN 12 do phi công Nga lái nhưng dù không có chuyên môn tôi vẫn thấy quân mình bay cũng đâu kém cạnh gì ... Có thế mới có được Chiến thắng "12 Ngày đêm Điện Biên phủ trên không" phỏng ạ? Và đây là vòng cuối chào đảo ...
Rất xin lỗi anh em rằng trình ảnh của tôi không thể hơn để có những góc nhìn đẹp ...
Sự kiện đinh trong chương trình của đoàn công tác lần này là Lễ cầu siêu cho anh linh của các liệt sĩ và hương hồn của ngư dân ta tại khu vực biển đảo thuộc chủ quyền. Chủ trì buổi lễ là các cao tăng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đúng là Đạo phải gắn liền với Đời chứ không tự gò lại mới có ý nghĩa. Hoạt động này càng có ý nghĩa hơn khi đúng dịp 35 Thống nhất đất nước và Giải phóng Quần đảo Trường Sa. Sẵn có máy ảnh trong tay, tôi cũng bon chen với các bạn phóng viên làm vài kiểu ảnh về làm tư liệu ...
Hương khói ngan ngát với những tấm lòng tri ân chân thực, hy vọng rằng những anh linh liệt sĩ và hương hồn chúng sinh sẽ thêm phần mát mẻ nơi trùng khơi sóng vỗ
Bác Hoa, dù đã nghỉ nhưng vẫn quyết tâm ra đảo để thỏa tâm nguyện
Chị Vượng cũng có mặt trong đoàn công tác khi dường như chị có vẻ rất mệt mỏi. Tuy vậy, khi có người tới hỏi han hoặc yêu cầu chụp ảnh chung chị vẫn rất vui vẻ, hòa đồng.
Khói hương ngan ngát, chúng tôi, ai cũng một lòng thành kính ...
Thêm vài hình ảnh về các lực lượng vũ trang trên đảo. Hải quân màu áo trắng ...
Gương mặt lính trẻ ... Sĩ quan cũng như lính đều nhường giường và quạt cho khách để ra ngủ dọc đường băng ... anh em chiến sĩ gọi vui là "Đại lộ Trường Sa"
Luôn sát cánh bên cạnh Hải quân còn có các chiến sĩ Phòng không - Không quân. Thấp thoáng có cả áo Biên phòng ...
(Hơi out nét, các anh em thông cảm nhé)
Sẽ là khiếm khuyết nếu không kể về một tối vui dân quân liên kết. Đồ nhậu thật giản dị, cây nhà lá vườn vẫn là mấy con cá hải quân ... hay cứ tạm gọi là miếng Ngon Trường Sa vậy
Rồi cá Chìa vôi hay gì gì đấy
Đặc biệt, có cặp cá bò sừng, đặc sản của đảo Trường Sa Lớn. Thịt chắc nịch, thơm nhưng khi ăn phải lột da vì da dày, không vảy ăn lại nhân nhẩn, gai gai
Kết quả là quá vui đến mức ra ngồi chân cột mốc chủ quyền trông trăng (sắp rằm), đón gió mà nhẩn nha chén lên chén xuống nói chuyện quê hương, chuyện đời, chuyện lính ... Trăng thanh, gió mát lộng từ biển thổi vào, tiếng rì rầm của biển khơi (chứ không phải tiếng ì oạp của biển resort nhé; nghe nó mãnh liệt, nội lực lắm) làm tôi cùng mấy anh em ngả lưng thiếp đi đến tảng sáng ngay dưới chân cột mốc chủ quyền. Mấy chú lính đi gác đêm chắc cũng thể tất cho những người khách bừa bãi như tôi mà không đá mông đánh thức hỏi mật khẩu theo nguyên tắc (vào giờ giới nghiêm trên đảo mà đáp sai mật khẩu là Đòm chứ không chơi đâu ạ) ... Hữu duyên. Có lẽ không phải ai trong đời cũng được một bữa rượu ý nghĩa đến thế. Mấy hôm sau này, gặp nhau, anh em chúng tôi cứ tủm tỉm gọi là Bữa Rượu Chủ Quyền và dấm dúi bảo nhau "Ấy là ông Quang (đảo trưởng Lã Tuấn Quang) ông ấy tha cho đấy nhá".
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 7:45 pm
Đá Tây Thủ đô đảo chìm Nếu như Trường Sa Lớn là thủ đô của các đảo nổi và của cả quần đảo Trường Sa thì đảo chìm Đá Tây lại được coi là thủ đô của các đảo chìm. Cũng là "Thủ đô" nhưng so với Trường Sa Lớn thì điều kiện sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ hải quân đang đứng chân nơi đây thì quả là một trời, một vực. Theo lời "Tướng quân", gọi là một đảo nhưng thực chất đây là một cái miệng núi lửa cũ rộng hàng chục hải lý - chính nó, tạo nên một cái lòng hồ (một cái vịnh con con) ngay giữa lòng biển khơi. Để phân biệt có thể thấy màu tím ngắt của đại dương bên ngoài và màu xanh lam trong suốt của lòng hồ bên trong. Hành trình đến đá Tây mất độ non 3 tiếng. Biển lặng "như một cái ao" tịnh không một gợn sóng nhỏ. Như tôi nói vui hôm ấy với anh em "Biển lặng một cách đáng ngờ". Quân ta đứng chân tại 3 điểm trên cái bờ hồ ấy. Cùng gọi là 1 đảo nhưng đứng ở điểm này chỉ thấy 2 điểm kia là những cái chấm. Có sang thăm nhau cũng phải lập kế hoạch, báo cáo trước đàng hoàng. Lần này chúng tôi chỉ kịp thời gian vào 1 điểm, có thể coi là điểm chính Head Quarter của Đá Tây.
Tầu mẹ phải thả cano rồi để 1 cano có động cơ khác từ đảo ra lai dắt chúng tôi vào cập đảo. Có vẻ không dễ dàng khi nước cạn chỉ độ 50 - 60 cm mà trên cano có tới gần 30 người. Khi cano máy không thể lai dắt được thì chính những người chiến sĩ đã phải từ đảo lội ra ghé vai dắt cano chúng tôi vào bờ ... Chỉ riêng cái tình đồng bào không đã thấy buốt hết ruột rồi. Vừa đi vừa hồ hởi hỏi han chuyện đất liền với nụ cười bám muối biển mặn cứ như không? Nói ra thì bảo sáo, nhưng thực sự mấy anh em trên cano chỉ muốn ào xuống cùng anh em lính đảo lội nước đi vào ...
Cano hướng vào đảo
Anh em đang đợi để đưa thuyền vào
Anh em công binh Hải quân thường xuyên phải ngâm mình dưới nước cả ngày như thế này, có sai không nếu nói họ là những Thủy tinh, những Yết Kiêu thời đại ... Cảnh này thực sự làm tôi nhớ lại một cái clip buồn đã xem qua trên Youtube (ai cũng biết nó là cái clip gì rồi) ... Chính xác là các anh đã từng như thế để chống chọi với quân thù
Những gói quà, đồ tiếp tế được chuyền tay nhau chuyển lên đảo ...
Một trong những công trình kiên cố lớn nhất trên các đảo chìm, khu cấp phát nước ngọt cho các tầu ngư dân. Thường khi có bão lớn, nếu không kịp về đất liền, ngư dân cũng thường ghé Đá Tây để tránh bão. Nếu ngoài vành đai san hô sóng cấp 9 - cấp 10 thì bên trong thường chỉ còn cấp 5 - cấp 6. Đây cũng là vùng biển nhiều thủy sản nên ngư dân quanh quẩn cũng đông ...
Toàn cảnh Head Quarter của Đá Tây, nằm bên trái khu trữ nước ngọt
Cận cảnh hơn một chút ... Cả mỏm đảo chính là cột mốc chủ quyền. Có thể nói, anh em chiến sĩ đang ngày ngày sinh hoạt, học tập và sẵn sàng chiến đấu trên chính cột mốc chủ quyền ...
Xa đất liền nhưng có những đồ vật rất gần gũi với đất liền ... Hình ảnh quê hương vẫn trong lòng đảo
Những chú cẩu nơi đây dạn nước và bơi giỏi một cách đáng ngạc nhiên ... đúng là Hải cẩu
Ít đất cũng quyết tâm tăng gia cho dù khó khăn nhân lên bội phần khi gió biển nóng như hun, hơi biển mặn như muối
Chỉ gần 2 tiếng trên đảo, quay ra quay vào mà tôi cũng nhiều anh em khác đã có cảm giác cuồng cẳng đến khó chịu ... thế còn các anh, những người lính mà phần nhiều còn rất trẻ? Để trở lại câu hỏi này, tôi lại nhớ đến một câu chuyện trong WM II khi Phát-xít Đức đã tiến rất gần đến Thủ đô Mátxcơva (hình như cũng đúng dịp quá, mai là duyệt binh rồi) với thế mạnh như chẻ tre, trên trận tuyến dữ dội ấy một người lính Hồng quân đã nói: Đất Mẹ Nga bao la nhưng giờ đây chúng ta không thể lùi được nữa vì ... đằng sau lưng chúng ta đã là Mátxcơva. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng phải chăng, với các anh cũng vậy, biển cả, thềm lục địa của chúng ta rộng lớn là thế nhưng các anh cũng sẽ không lùi bước vì một lẽ các anh đã đang ở chính ngay trên cột mốc chủ quyền ...
Viết tiếp những dòng ký sự này cũng là để chia vui với những người anh em Hải quân đang kỷ niệm sinh nhật 55 tuổi. Cái tuổi vốn đã là xế chiều của một con người nhưng lại là cái tuổi đang hừng hực khí thế của một đội quân. 55 năm chiến đấu với những thành tích như vậy có lẽ là không quá khiêm nhường. Vinh quang đi liền với hy sinh nhưng họ không tìm vinh quang trong sự hy sinh. Hy sinh khi Tổ quốc cần và chỉ thế thôi. Mỗi chiến công đều đong đếm bằng xương máu thịt da anh em ta đó. Nhìn lại tổng thể bài ghi chép, tôi muốn tự kiểm tra lại xem liệu mình có sa đà vào những ngôn từ sáo rỗng hay không? Có rao giảng một cách nực cười về những giá trị cuộc sống hay không? Nói một cách kinh tế thị trường, là có PR vô lối cho những gì mà chính bản thân mình cũng không tin? Thế nhưng có lẽ, lòng yêu nước và tự hào dân tộc là một cái gì đó tự thân và tự nhiên. Lòng yêu nước không thể rao giảng mà có. Có chăng, chỉ có thể giáo dục để hướng người ta thể hiện lòng yêu nước ấy như thế nào mà thôi ... cho đúng, thiết thực và hiệu quả. Chính vì vậy mà tôi để ảnh nói nhiều hơn lời thuyết minh (mà vốn tôi đã bị ảnh hưởng nặng bởi giọng văn tếu táo, tưng tửng như trong các topic khác)
Nền san hô cạn gần điểm chốt (có thể thấy rất rõ ranh giới giữa bãi cạn và đại dương)
Điểm nuôi trồng và nghiên cứu thủy sản thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (không được ra tận nơi nên cũng không biết nhiều hơn ngoài lời giới thiệu). Thấy bảo ngoài đó cũng có vài lồng nuôi nhốt cá để nghiên cứu
Một góc nhìn khác về điểm đảo Đá Tây
Góc chiến sĩ trên đảo Đá Tây
Cứ bảo rằng lính đảo mê văn công biểu diễn lắm ... Đúng thật, thích xem thật nhưng giờ nào việc nấy, không thể ngơi tay được. Mời mọc chèo kéo mãi mới được hơn nửa tiếng ngồi bệt xuống nền đá hoa cùng cánh ca sĩ. Không ai xem ai cả, cứ đàn và cùng hát ...
Lính Hải quân dường như thật nhiều tài lẻ ... Nhiều giọng hát khiến ca sĩ chuyên nghiệp cũng phải ngỡ ngàng
Mấy em gái Khánh Hòa đội múa thì đã thay đồ diễn rồi mà lại phải thay ra vì thời gian không còn nữa. Chị Vượng tranh thủ chạy qua đầu kia điểm đảo, tấu đôi bài tại chỗ cho cánh lính công binh. Ấy người ta gọi là Văn công Dã chiến.
Bên cạnh Đá Tây vẫn có những chiến sĩ trực tầu không thể lên đảo nghe văn công hát ...
Thế rồi, bùi ngùi quyến luyến, giờ chia tay cũng đã đến, chính bản thân tôi cũng suýt bị nhỡ cano về tầu vì cứ quanh quẩn mãi bên cạnh các anh
Tạm biệt nhé, Đá Tây, tạm biệt nhé những người chiến sĩ
Rời Đá Tây, chúng tôi lại trở về Trường Sa Lớn thêm 1 đêm nữa ... rồi lại lên tầu lớn để quay về đất liền. Dự kiến sẽ qua thăm nhà dàn DK tại bãi Phúc Tần ... mong trời êm bể lặng để có thể lên được DK huyền thoại.
thích ăn nho =))
Tổng số bài gửi : 2250 Join date : 30/05/2010
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 7:47 pm
viết chữ đẹp quá
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 7:47 pm
Những vòng hoa trên biển
Tạm biệt Trường Sa Lớn trong đêm. Tầu lớn lại hướng mũi đất liền. Kế hoạch sẽ qua thăm Nhà dàn DK 1. Rượu nồng và những cái ôm thật chặt trong đêm tối. Tiếng í ới hẹn nhau sẽ quay trở lại hay sẽ gặp nhau ở đất liền. Cả đoàn bên mạn tầu đều giơ tay vẫy thật lực, cả khi con tầu đã xa dần và không thể còn nhận ra ai trên cầu cảng được nữa. Chỉ thấp thoáng những cánh tay vẫy. Chúng tôi đang chia tay Đảo, chia tay cái tình ở Đảo. Thực ra, không ai biết chắc sẽ còn gặp lại nhau một lần nữa hay không? ở một nơi nào đó? Nhưng tôi thì tôi tin hữu tình sẽ hữu duyên … Trên tầu, có một cậu sĩ quan trẻ, nhà chỉ cách nhà tôi 1 con phố … ấy thế, mà ra Trường Sa Lớn mới biết nhau …
Sáng hôm sau, nghe rục rịch bảo đã nhìn thấy nhà dàn. “Báo động chiến đấu, tầu thả neo trước, các bộ phận báo cáo vị trí về đài chỉ huy” – Khẩu lệnh của Thiếu tá thuyền trưởng lại âm âm trong loa truyền thanh nội bộ. Rồi tiếp đó là bài hát “ Nơi đảo xa” của nhạc sĩ Thế Song do cố Nghệ sĩ Nhân dân Tiến Thành được phát lên loa. Giữa biển trời mênh mang. Bài hát làm nao lòng ta quá quá.
Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thươ ng quê nhà Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua
Như đã thành luật bất thành văn, con tầu nào ra thăm DK cũng thả neo làm lễ thả hoa những chiến sĩ Hải quân Nhân dân đã anh dũng hy sinh trên vùng thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Rất mới đây thôi, VTV3 đã phát cuộc gặp gỡ giữa những chiến sĩ nhà dàn DK 1 năm xưa … Người còn, người ở lại mãi mãi với biển xanh … và hóa thân thành muôn vàn con sóng trên đại dương
Có lẽ không ai không gai người lên vào những thời khắc ấy khi chuẩn Đô đốc Hòa nhắc tới những tấm gương liệt sĩ như: thượng úy Nguyễn Hữu Quảng - Phó chỉ huy trưởng về Chính trị Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần, rời nhà giàn xuống biển giữa lúc sóng to, gió lớn cùng đồng đội, giữa cái sống và cái chết, anh đã nhường phần sống cho đồng đội khi cởi chiếc áo phao và nhường phần lương khô ít ỏi còn lại của mình cho người đồng đội bơi yếu nhất; đại úy Vũ Quang Chương - Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên; năm 1999, trước sự hung dữ và tàn khốc của cơn bão số 8, anh đã bình tĩnh chỉ huy cán bộ, nhân viên rời trạm xuống tàu an toàn, còn mình và đảng viên Nguyễn Văn An ở lại thu tài liệu, cuốn lá cờ Tổ quốc vào lòng và rời nhà giàn nhưng mãi mãi đã không trở về được đất liền. Còn Chuẩn úy QNCN Lê Đức Hồng đã bám trụ đến cùng để giữ vững thông tin liên lạc với đất liền, gửi lời chào “Vĩnh biệt đất liền” khi nhà giàn bị sóng đánh sập. Nghe kể chuyện rằng, những người nhận điện trong đất liền đã mất rất nhiều đêm không ngủ vì những dòng điện cuối ấy ...
Chúng tôi thả những cánh hoa xuống biển. Nước trong suốt nhìn thấu đáy. Các anh đang ở nơi đâu trên biển bao la?
Rồi những tấm gương dũng cảm hy sinh quên mình của: Thượng úy Phạm Tảo, Đại úy Nguyễn Văn Tư, Trung úy Lê Tiến Cường và các đồng chí: Thượng úy Ngô Sỹ Nga - Máy trưởng, chiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh... Các anh đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh, trực chốt kiên cường, dũng cảm cứu vớt đồng đội và hy sinh trong khi tìm và cứu vớt đồng đội.
Có một điều thật kỳ lạ là cùng với tiếng cầu kinh của các cao tăng cứ rì rầm nhanh dần, không phải chỉ mình tôi mà nhiều người trong đoàn bỗng thấy ở hướng 3 giờ, ngang hông tầu xuất hiện những dòng chảy rất nhỏ, mảnh dẻ từ tất cả các hướng tập trung, cuộn vào nhau thành một cái xoáy nhỏ (mà trước đó, biển vô cùng lặng không có đến 1 gợn sóng). Thế rồi hương hoa chúng tôi thả xuống nước xứ trôi về phía đó rồi chìm xuống đại dương. Với 1 tấm ảnh duy nhất này, có thể thấy phần nào cái xoáy đó
Phải chăng các anh đã hiển linh chứng kiến cho sự thành tâm tri ân của chúng tôi ... trên đời quả thật có nhiều sự lạ khó mà giải thích ... Nhưng tôi tin, vào những thời khắc đó, có các anh bên cạnh chúng tôi ...
Nhạc "Hồn tử sĩ" vang lên, biển lặng không gió. Nắng trời đổ xuống hầm hập và hắt hơi nóng từ boong tầu sắt dội ngược lên. Mồ hôi như tắm đầm đìa. Mắt tôi mờ đi. Cay nơi sống mũi. Không phải là người duy nhất trên tầu phải đưa tay vuốt mồ hôi ... Tôi biết trong đó có cả những giọt nước mắt. Như của một người đồng đội.
Mắt Dọc Thần Thánh
Tổng số bài gửi : 1966 Join date : 15/06/2010 Age : 34 Đến từ : Linh's House
Tiêu đề: Re: Nhà của Folise. Mon Jun 21, 2010 7:59 pm
Vĩ thanh Những ghi chép về chuyến hải trình của tôi đã đi vào hồi kết. Dù còn nhiều chuyện, nhiều chi tiết, nhiều bức ảnh nhưng có lẽ không nên kéo dài hơn để câu chữ, cảm xúc trở nên sáo rỗng và nhàm chán. Điều quan trọng là tôi đã chuyển tải được phần nào – dù chỉ phần nào thôi - cái nhịp sống Trường Sa với thời gian gần như thực. Tình cảm mà diễn đàn dành cho Trường Sa – Hoàng Sa; cho biển đảo và cho những con người ngoài ấy là vô cùng đáng quý (bài viết, câu chữ, ảnh của tôi không gì hơn chỉ là một công cụ, một phép nối). Một vài thông tin cuối chia sẻ trước khi đóng lại ký sự này:
- Từ tháng 4 đến tháng 5/2010 có khoảng 10 chuyến tầu kết hợp quân, dân, chính, đảng, đoàn thể, tôn giáo ra thăm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với các lộ trình khác nhau. Trong đó có tới cả trăm phóng viên các báo đài (anh em nên tìm đọc thêm sản phẩm trên các báo để ghép nối toàn cảnh về Trường Sa và biển đảo cho phong phú). Phần lớn các tầu công tác này là các tầu khách chuyên dụng của Hải quân Nhân dân nên cái sự vất vả, gian lao đã giảm đi nhiều lắm cho các đoàn dân sự (nhất là lại vào mùa “biển lặng” – là “lặng” với lính Hải quân thôi). Sinh hoạt trên tầu lại được đảm bảo đến mức tối đa (ăn uống không nói làm gì nhưng tắm giặt theo nhu cầu).
Trong khi đó, với các tầu vận tải nhỏ, thường phải mất cả tuần chiến sĩ ta mới ra được điểm đảo đầu tiên trong điều kiện khắc nghiệt về sinh hoạt (đặc biệt là về nước). Cả hải trình khép kín dài đến 2 tháng lênh đênh. Vào mùa biển động, trong suốt cả hải trình, quần áo chiến sĩ hiếm khi khô. Lớp muối trước chưa kịp khô trên da thì đã chồng lớp muối mới. Hàng, vật nuôi, người nằm lẫn lộn. Sóng đánh tràn boong, từ mạn này qua mạn khác. Sau mỗi đợt sóng,lại thấy cá biển dãy đành đạch trên boong. Khi tôi hỏi một sĩ quan Hải quân rằng: “Hải quân liệu có say sóng?” thì đã nhận được câu trả lời tỉnh bơ như sau: “Hải quân cũng là người, sóng cấp 5 chưa say thì cấp 8 – cấp 9 cũng say, nôn, ói như thường. Có điều Hải quân lỳ đòn, cứ kệ cho sóng nhồi; nôn, ói xong thì cứ đúng quy trình công tác của mình mà thực hiện giờ nào việc nấy, không có chuyện nằm bệt. Khác với người thường ở chỗ ấy mà thôi”.
- Mỗi chuyến tầu ra thăm đảo như đã nói trên có chi phí cực kỳ tốn kém (nghe giật mình luôn) – nhưng theo bản thân tôi, đó là một sự tốn kém cần thiết. Cần thiết không phải vì vài trăm bọc quà, vài trăm triệu đồng mà đất liền ủng hộ cho quân, dân biển đảo mà cần thiết hơn là cho chính những người ở đất liền như chúng tôi. Nói chuyện với nhiều bạn phóng viên báo, đài, tôi hơi lăn tăn về công thức thường gặp “ ... đã đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên, tặng quà ... cho các chiến sĩ ở ...”. Theo tôi nghĩ nên dùng từ “tri ân” mới là chuẩn xác (nhưng nghe nó hơi Hán Việt và có phần “âm” quá). Quân dân ngoài ấy vẫn vui, đâu có cần “động viên”. Họ có cả biển, cả trời, có nhiều hơn tất cả những gì chúng ta đang có ... chính họ mới đang “chia sẻ” cho chúng ta những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất. Nói cách khác, ra biển đảo để “soi mình” mà sống.
- Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã chia sẻ tại Đảo Đá Tây (đại ý): Khi còn làm việc, đã 4 lần tôi định ra Trường Sa nhưng rồi lại không đi được vào phút cuối. Tôi vẫn áy náy như còn một món nợ. Lần này, khi đã nghỉ, được ra Trường Sa là tôi đã thỏa mãn tâm nguyện bấy lâu. .... Có ra tận nơi, chứng kiến cuộc sống của quân, dân trên đảo mới thấy mình nhỏ bé.
- Chuẩn Đô đốc Nguyễn Cộng Hòa nói tại buổi tổng kết đoàn (đại ý): Ngày nay, đi Nhật, Mỹ, Úc ... đối với nhiều người là chuyện dễ dàng nhưng đi Trường Sa thì không phải lúc nào cũng đi được, ai ra được Trường Sa người ấy tích đức được nhiều hơn, công phúc dày hơn và đặc biệt là trưởng thành hơn.
- Trước khi lên đường, bản thân tôi (một kẻ vốn coi đi đây đó là một cái thú) cũng ít nhiều có ý nghĩ rằng được đi Trường Sa thật là oách. Một chuyến đi “hiếm” và ‘độc”; đến nơi không phải ai muốn cũng đi ngay được (vâng, vì thế nên nghĩ là “oách” đấy ạ). Nhưng qua từng ngày trên hải trình của mình, tôi thấy bản thân mình đã thật “tầm thường” vì lẽ đến với Trường Sa là hơn một chuyến đi (theo nghĩa “khám phá”). Đúng nghĩa, đây là “chuyến hành hương về với tình người, về với những giá trị thiêng liêng trong tâm thức”. Ngộ ra điều ấy, tôi nghĩ tôi cũng đã “trưởng thành” hơn 1 bậc. Trong vòng có nửa tháng mà một con người đã “trưởng thành” hơn như vậy, ngẫm thấy lời chuẩn Đô đốc Hòa thật sâu sắc.
- Một câu chuyện truyền miệng khác là trong một lần giao lưu với đoàn công tác ra thăm đảo, một sĩ quan cao cấp của Quân chủng Hải quân có hỏi anh em rằng hiện nay đất ở đâu đắt nhất (như một câu chuyện chơi chơi vậy thôi). Người thì nói Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội); người nói Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (Tp. HCM) .. etc ... Thế nhưng, thật bất ngờ, người sĩ quan Hải quân đã chỉ tay ngay xuống lớp sỏi và xương san hô dưới chân mình mà nói “Tôi thì nghĩ đất ở đây mới là đắt nhất”. Cả đen và bóng. Im lặng và thấm thía.
- Ghi chép của tôi ít nhiều đã làm một số anh em xúc động (tôi nghĩ vì chính tôi cũng quá xúc động). Thế nhưng, đừng nên nghĩ quá tiêu cực về cuộc sống hiện tại của mình (kiểu như “quá nhỏ bé, chưa làm gì nhiều cho xã hội” ... etc ...). Mỗi người đã có một sự lựa chọn (hay số phận đã lựa chọn ai đó) và hạnh phúc (hoặc cố gắng tìm hạnh phúc) trong sự lựa chọn ấy. Còn xúc động là còn tín hiệu tích cực (chưa bị chai lỳ). Cái Tâm, cái Tình ấy vốn rất đáng trân trọng rồi.
Tôi xin cám ơn mọi sự quan tâm, tình cảm của anh em trên diễn đàn (mem, Min, Mod) đã cùng tôi trên “Hải trình nhật ký: Đi về phía Ban Mai” trong những ngày qua.
Chúc anh em luôn khỏe, hạnh phúc và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Trích dẫn :
Bài viết này mình lấy của bác sleepdriver bên otofun.net , mong rằng đây sẽ là 1 cái click đúng chỗ.